Liên kết website
Tiện ích
BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH Thống kê truy cập
Đang truy cập6
Tổng số lượt xem 698690
Ngày 27/4/2018 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 461/QĐ-TTg về phê duyệt Đề án phát triển 15.000 hợp tác xã (HTX), Liên hiệp HTX nông nghiệp hoạt động có hiệu quả đến năm 2020.
Đăng lúc 11-07-2018 07:21:41
Với mục tiêu để đến năm 2020 đạt được mục tiêu 15.000 HTX, liên hiệp HTX nông nghiệp có hiệu quả cần tập trung thực hiện: (1) Đối với hợp tác xã: (a) Duy trì, củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động của khoảng 4.400 HTX nông nghiệp đã được phân loại và đánh giá là có hiệu quả năm 2017. Thực hiện việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao để có trên 1.500 HTX ứng dụng công nghệ cao trong lĩnh vực nông nghiệp; (b) Nâng cao chất lượng hoạt động của các HTX nông nghiệp yếu, kém để phấn đấu có trên 5.400 HTX nông nghiệp hoạt động hiệu quả (trong tổng số hơn 6.400 HTX nông nghiệp yếu kém hiện nay); (c) Thành lập mới và tạo điều kiện cho 5.200 HTX nông nghiệp hoạt động có hiệu quả. (2) Đối với liên hiệp HTX: Xây dựng các mô hình điểm về liên hiệp hợp tác xã. Phấn đấu có trên 50 liên hiệp hợp tác xã hoạt động hiệu quả.

Nhiệm vụ thực hiện: (1) Củng cố nâng cao hiệu quả các hợp tác xã nông nghiệp: (a) Duy trì, củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp đã được đánh giá là có hiệu quả. (b) Tập trung triển khai các mô hình hợp tác xã ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp. (c) Nâng cao chất lượng hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp yếu, kém để đạt tiêu chí có hiệu quả. (2) Xử lý dứt điểm việc giải thể, chuyển đổi sang loại hình khác đối với các hợp tác xã đã ngừng hoạt động: Lựa chọn những nơi thực hiện có hiệu quả việc giải thể hợp tác xã đã ngừng hoạt động để tập trung đánh giá phương pháp, cách làm, từ đó chỉ đạo các địa phương nghiên cứu vận dụng. Năm 2018, giải thể xong các hợp tác xã đã ngừng hoạt động. (3) Thành lập mới và tạo Điều kiện cho các hợp tác xã nông nghiệp hoạt động có hiệu quả: (a) Lựa chọn các ngành hàng chủ lực của quốc gia và địa phương để thúc đẩy việc thành lập hợp tác xã chuyên ngành nhằm tổ chức lại sản xuất trong từng ngành hàng. (b) Phát triển hợp tác xã với sản phẩm đặc trưng làng, xã theo lợi thế của các vùng miền. Trên cơ sở đó củng cố các hợp tác xã đã có và vận động thành lập các hợp tác xã mới. (4) Phát triển liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp: thành lập thêm trên 20 liên hiệp hợp tác xã ở một số lĩnh vực và duy trì hoạt động có hiệu quả trong giai đoạn 2018-2020 gắn với sản phẩm chủ lực của địa phương. Phấn đấu mỗi tỉnh có sản xuất nông sản hàng hóa phát triển có ít nhất 01 liên hiệp hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp.

Giải pháp thực hiện: (1) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về đổi mới, phát triển hợp tác xã theo Luật HTX đối với hệ thống cán bộ trong bộ máy quản lý nhà nước và toàn xã hội nhằm thúc đẩy mạnh mẽ phát triển HTX nông nghiệp có hiệu quả trong thời gian tới với nội dung và phương thức tuyên truyền phù hợp với từng đối tượng. (2) Hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách đối với HTX nông nghiệp. (3) Đổi mới phương thức hoạt động theo hướng tăng cường công tác phối hợp giữa Bộ NN&PTNT với các Bộ, ngành Trung ương, Liên minh HTX Việt Nam và chính quyền địa phương để lãnh đạo, chỉ đạo sát sao công tác phát triển HTX, liên hiệp HTX nông nghiệp theo ngành dọc được xuyên suốt, hiệu lực, hiệu quả. (4) Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ quản lý nhà nước và HTX, trong đó đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lý HTX, thành viên, người sáng lập khởi nghiệp các hợp tác xã nhằm trang bị kiến thức đảm bảo các HTX hoạt động có hiệu quả. (5) Xây dựng các dự án, kế hoạch ưu tiên để phát triển các HTX. (6) Huy động nguồn lực để hỗ trợ có hiệu quả cho HTX nông nghiệp.

Đoan Phượng

Các nội dung liên quan

Các bài mới đăng