Liên kết website
Tiện ích
BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH Thống kê truy cập
Đang truy cập9
Tổng số lượt xem 938797
THÔNG TIN TÌNH HÌNH KTTT, HTX QUÝ I.2022
Đăng lúc 14-11-2022 08:10:41

Hướng tới kỷ niệm Ngày HTX Việt Nam 11/4

Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đầu tiên đưa tư tưởng HTX vào Việt Nam. Ngay từ khi còn đang bôn ba tìm đường cứu nước, Người đã quan tâm đến tổ chức kinh tế hợp tác, HTX. Trong cuốn “Đường cách mệnh”, viết năm 1927, sau khi phân tích những lợi ích của HTX, Người đã nhấn mạnh: Tục ngữ Việt Nam có câu “Nhóm lại thành giàu, chia nhau thành khó” và “Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại thành hòn núi cao”, lý luận HTX đều năm trong điều ấy. Người còn nói về tính chất HTX là tổ chức kinh tế - xã hội; cách tổ chức HTX phải dựa trên nguyên tắc tự nguyện, dân chủ, cùng có lợi và đi từ thấp đến cao.

 
   

Lãnh đạo Tỉnh thăm quan Trung tâm giới thiệu sản phẩm huyện Phù Yên

Ngay sau Cách mạng Tháng 8 thành công năm 1945, ngày 11 tháng 4 năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có thư kêu gọi điền chủ, nông gia Việt Nam tham gia HTX nông nghiệp. Trong thư Bác Hồ đã viết: “Việt Nam là một nước sống về nông nghiệp, nền kinh tế lấy canh nông làm gốc... nông dân giàu thì nước ta giàu, nông nghiệp ta thịnh thì nước ta thịnh”; “nông dân muốn giàu, nông nghiệp muốn thịnh thì cần phải có HTX”;  “... HTX là hợp vốn, hợp sức với nhau. Vốn nhiều, sức mạnh, thì khó nhọc ít mà lợi ích nhiều”. Trong thư Người còn viết: “HTX nông nghiệp là một tổ chức có lợi to cho nhà nông. Nó là cách tranh đấu kinh tế có hiệu quả nhất, để giúp vào việc xây dựng nước nhà. HTX nông nghiệp là một cách làm cho nhà nông đoàn kết, làm cho nhà nông thịnh vượng. HTX nông nghiệp giúp cho nhà nông đạt đến mục đích, đã ích quốc lại lợi dân”. Người tha thiết kêu gọi: “Hỡi đồng bào điền chủ nông gia, anh em ta ai chẳng mong được đầy đủ, giàu có, ai chẳng mong cho nước thịnh dân cường. Vậy chúng ta hãy mau mau chung vốn góp sức, lập nên HTX nông nghiệp ở khắp nơi; từ làng mạc cho đến tỉnh thành đâu đâu cũng phải có HTX”

Sau 19 năm, cũng vào ngày này 11 tháng 4 năm 1964,  Bác Hồ gửi thư­ cho Đại hội HTX và đội sản xuất nông nghiệp tiên tiến miền núi và trung du, khen ngợi những HTX điển hình tiên tiến, nh­ưng Bác vẫn yêu cầu các cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo các HTX nông nghiệp phát triển.

Với những cơ sở và ý nghĩa to lớn của ngày 11 tháng 4, có bao hàm cả 2 sự kiện, đó là ngày 11 tháng 4 năm 1946, ngày Bác Hồ viết thư kêu gọi điền chủ, nông gia Việt Nam tham gia HTX nông nghiệp và sau 19 năm cũng vào ngày 11 tháng 4 năm 1964 Bác Hồ viết th­ư gửi Đại hội các HTX và đội sản xuất nông nghiệp tiên tiến miền núi và trung du.

Ban Chấp hành Liên minh HTX Việt Nam, khóa IV, nhiệm kỳ 2010-2015 đã thảo luận, thống nhất lấy ngày 11 tháng 4 năm 1946 làm Ngày HTX Việt Nam để trình Thủ t­ướng Chính phủ.

          Ngày 27 tháng 7 năm 2011, Thủ tư­ớng Chính phủ đã có Quyết định số 1268/QĐ-TTg công nhận  ngày 11 tháng 4 hàng năm là Ngày HTX Việt Nam.

                                                                                           Lê Tiến Lợi

Thông tin tình hình KTTT, HTX Quý I.2022

Tỉnh Sơn La hiện có 784 HTX đang hoạt động, 06 Liên hiệp HTX, thành lập mới quý I năm 2022 là 13 HTX. Trong đó, 648 HTX dịch vụ nông nghiệp; 11 HTX công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, điện nước; 16 HTX xây dựng; 08 Quỹ TDND; 98 HTX thương mại, dịch vụ du lịch, quản lý chợ; 03 HTX vận tải. Tổng số vốn hoạt động đạt 3.702 tỷ (trong đó, vốn của HTX là trên 500 tỷ; Quỹ TDND là 3.166 tỷ); Doanh thu bình quân của HTX đạt 2.000 triệu đồng, lãi bình quân HTX đạt 200 triệu đồng; Thu nhập bình quân của thành viên HTX đạt 4 triệu đồng/tháng. Năng lực sản xuất kinh doanh của các HTX, Liên hiệp HTX đang từng bước được quan tâm đầu tư về chất lượng để nâng cao khả năng cạnh tranh và quy mô, chất lượng sản phẩm.

- Lĩnh vực nông, lâm, thuỷ sản: Toàn tỉnh hiện có 648 HTX (590 HTX dịch vụ nông nghiệp, 58 HTX thuỷ sản), với tổng số thành viên là 8.416 người, tổng số lao động 7.500 người (chủ yếu lao động là thành viên HTX). Trong tổng số HTX thuộc lĩnh vực nông, lâm, thuỷ sản có 50% số HTX chủ yếu hoạt động dịch vụ cung ứng vật tư nông nghiệp cho các thành viên; số còn lại hoạt động sản xuất cây trồng, vật nuôi, nhiều HTX đã đổi mới, ứng dụng kỹ thuật công nghệ mới vào quá trình sản xuất, chú ý tới nhu cầu của người tiêu dùng.

- Lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, điện nước: có 11 HTX, với 114 thành viên. Tổng số lao động là 515 người, trong đó, lao động là thành viên HTX 200 người.

- Lĩnh vực xây dựng: có 16 HTX, với 130 thành viên tham gia, giải quyết việc làm cho 350 lao động. Các HTX chủ yếu hoạt động ngành nghề xây dựng và khai thác vật liệu xây dựng cát, đá, sỏi.

- Lĩnh vực tín dụng: có 08 Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở, với 28.192 thành viên tham gia, giải quyết việc làm cho 128 lao động đều là thành viên của Quỹ. Doanh thu đối với thành viên của Quỹ tín dụng nhân dân chiếm tỷ lệ 97%. Lĩnh vực tín dụng là mô hình HTX hoạt động tiên tiến nhất, hiệu quả và bền vững so với các lĩnh vực khác.

- Lĩnh vực thương mại, dịch vụ du lịch, quản lý chợ: có 98 HTX, với 1.452 thành viên tham gia và giải quyết việc làm cho 1.217 lao động. Các HTX thuộc lĩnh vực này hoạt động chủ yếu kinh doanh nông sản, bán hàng tạp hoá, dịch vụ du lịch, tắm nước nóng thiên nhiên.

- Lĩnh vực vận tải: có 03 HTX, với 27 thành viên tham gia thực hiện nhiệm vụ dịch vụ vận chuyển hàng nông sản và chế biến nông sản, tạo việc làm cho 40 lao động, trong đó, có 20 lao động là thành viên HTX.

Minh Hiếu

Đẩy mạnh triển khai hiệu quả các giải pháp hỗ trợ người lao động,

doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh

Ngày 08/12/2021, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 155/NQ-CP về Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11 năm 2021, Nghị quyết nêu rõ, dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các cấp, các ngành, các địa phương tiếp tục tập trung thực hiện thống nhất, quyết liệt Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11 tháng 10 năm 2021 của Chính phủ về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19. Kết quả đạt được cho thấy việc ban hành, triển khai Nghị quyết số 128/NQ-CP là kịp thời, đúng hướng, hiệu quả và được sự đồng tình, tham gia tích cực của người dân, doanh nghiệp trong phòng, chống dịch COVID-19, phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Tình hình dịch COVID-19 cơ bản được kiểm soát trên phạm vi toàn quốc, tốc độ tiêm vắc-xin được đẩy nhanh hơn; tạo điều kiện cho kinh tế - xã hội tiếp tục xu hướng phục hồi tích cực và có nhiều khởi sắc.

 

 
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Khảo sát hỗ trợ mô hình HTX huyện Yên Châu

Để tiếp tục phát huy kết quả công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19, duy trì đã phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, phấn đấu đạt mức cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu đã đề ra của năm 2021, đồng thời tạo nền tảng, động lực cho phát triển của năm 2022, Chính phủ yêu cầu các cấp, các ngành, các địa phương nghiêm túc thực hiện đồng bộ, thống nhất, kịp thời, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đề ra theo các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, trong đó có các Nghị quyết số 88/NQ-CP, số 128/NQ-CP năm 2021 của Chính phủ và các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; trong đó chú trọng một số nội dung trọng tâm sau đây:

Triển khai hiệu quả các cơ chế, chính sách, giải pháp hỗ trợ người lao động, doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh: Tiếp tục triển khai hiệu quả các cơ chế, chính sách, giải pháp hỗ trợ người dân, người lao động, doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh theo các Nghị quyết số 68/NQ-CP, số 105/NQ-CP, số 116/NQ-CP, số 126/NQ-CP của Chính phủ và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; có giải pháp, chính sách phù hợp chăm sóc, bảo vệ, nuôi dưỡng trẻ em bị mồ côi, không nơi nương tựa do đại dịch COVID-19. Triển khai hiệu quả các giải pháp thu hút người lao động quay trở lại làm việc, nhanh chóng phục hồi thị trường lao động.

Cắt giảm các thủ tục hành chính không cần thiết: Rà soát, có giải pháp cụ thể, mạnh mẽ để cắt giảm các thủ tục hành chính không cần thiết, không phù hợp, dễ bị lợi dụng để cản trở, sách nhiễu, tạo điều kiện thu hút mạnh mẽ các nguồn lực đầu tư xã hội, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, bảo đảm nhanh chóng và thuận lợi, nhất là đối với việc mở rộng đầu tư tại Việt Nam.

Tạo điều kiện cho khách hàng tiếp cận vốn đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh: được Thủ tướng Chính phủ cho phép kéo dài trong thực hiện và giải ngân sang năm 2021 của các dự án chậm tiến độ sang các dự án có tiến độ giải ngân tốt và có nhu cầu bổ sung vốn thuộc danh mục kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 và các dự án thuộc giai đoạn 2016 - 2020 được chuyển tiếp sang giai đoạn 2021 - 2025.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách vĩ mô khác nhằm vừa góp phần ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát, vừa hỗ trợ phục hồi tăng trưởng kinh tế; chỉ đạo các tổ chức tín dụng tiếp tục thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện cho khách hàng tiếp cận vốn đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh.

Bảo đảm cung ứng, lưu thông hàng hóa: Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương tăng cường quản lý, điều hành thị trường, bảo đảm cung ứng, lưu thông nguyên vật liệu, hàng hóa phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu dùng; triển khai mạnh mẽ các chương trình, giải pháp thúc đẩy tiêu dùng trong nước. Chỉ đạo, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, hiệp hội, doanh nghiệp để có giải pháp hiệu quả xử lý các vụ kiện phòng vệ thương mại đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2021 - 2030.

Thúc đẩy du lịch nội địa gắn với an toàn dịch bệnh: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp các cơ quan, địa phương tiếp tục có các giải pháp thúc đẩy du lịch nội địa gắn với an toàn dịch bệnh. Từng bước mở rộng đối tượng, thị trường, điểm đến trong Chương trình thí điểm đón khách quốc tế đến Việt Nam phù hợp với đặc điểm, tình hình dịch COVID-19; Tăng cường truyền thông, xúc tiến quảng bá du lịch Việt Nam trên các nền tảng số và ứng dụng công nghệ mới.

Thực hiện hiệu quả các giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số: Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương chủ động nghiên cứu và thực hiện hiệu quả các giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số, xây dựng Chính phủ điện tử, hướng tới Chính phủ số; Chỉ đạo kịp thời đấu tranh phản bác, bóc gỡ thông tin xuyên tạc, kích động, sai sự thật, xử lý nghiêm các vi phạm; phối hợp chặt chẽ với cơ quan, địa phương liên quan chủ động cung cấp thông tin định hướng đúng đắn cho người dân, hạn chế tối đa những thông tin sai sự thật, không có kiểm chứng gây hoang mang dư luận. Xây dựng các chương trình, hoạt động thông tin, tuyên truyền thiết thực, hiệu quả về triển khai các nhiệm vụ về phát triển kinh tế - xã hội năm 2022, bảo đảm an sinh xã hội, phát triển đời sống văn hóa, xã hội.

Đoan Phượng

Hợp tác xã sẽ giúp nông nghiệp đi vào thị trường chính ngạch

Ngày 15.02.2022, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 20 năm thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW về kinh tế tập thể và tổng kết 10 năm thi hành luật Hợp tác xã (HTX) năm 2012.

Phát biểu kết luận, Thủ tướng nêu rõ kinh tế tập thể mà nòng cốt là HTX là thành phần kinh tế quan trọng, luôn được Đảng, Nhà nước khuyến khích và phát triển. HTX ở nước ta đã được hình thành và phát triển qua các thời kỳ với những bước thăng trầm của lịch sử, các HTX đã vượt qua khó khăn, thử thách, có những đóng góp to lớn. Khu vực kinh tế tập thể, HTX đã bước đầu có chuyển biến tích cực về chất và lượng, cơ bản khắc phục tình trạng yếu kém kéo dài và nhất là ngày càng khẳng định được dư địa, tiềm năng, triển vọng phát triển trong tương lai, từng bước khẳng định vị trí, vai trò nền tảng của khu vực kinh tế tập thể, HTX trong nền kinh tế quốc dân.

Tuy nhiên, khu vực kinh tế tập thể, HTX vẫn còn hạn chế, bất cập, nhất là tốc độ tăng trưởng còn thấp so với các khu vực kinh tế khác, tỷ trọng đóng góp vào GDP chưa ngang tầm và phần lớn có quy mô nhỏ. Thủ tướng nhấn mạnh cơ hội, dư địa, không gian, tiềm năng sản xuất, phát triển của kinh tế tập thể, HTX còn rất lớn, đặc biệt là HTX nông nghiệp. Do vậy, trong thời gian tới, Thủ tướng yêu cầu tập trung triển khai 8 nhóm nhiệm vụ, giải pháp để phát triển khu vực này.

Đó là tiếp tục nghiên cứu xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp diễn biến mới và thực tiễn VN. Tiếp tục tháo gỡ các điểm nghẽn về thể chế, cơ chế, chính sách trên cơ sở tôn trọng kinh tế thị trường định hướng XHCN. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo. Huy động mọi nguồn lực cho phát triển, nhất là đẩy mạnh hợp tác công - tư. Xây dựng mô hình quản trị kinh tế tập thể, HTX tiên tiến, kết hợp với mô hình truyền thống phù hợp với tình hình VN. Tạo cạnh tranh lành mạnh gắn với mở rộng thị trường và phát triển thương hiệu, sản phẩm. Tăng cường liên doanh, liên kết, xây dựng thương hiệu sản phẩm theo chuỗi và theo thế mạnh từng khu vực, vùng miền, quy hoạch vùng nguyên liệu hợp lý…

Thủ tướng đặc biệt nhấn mạnh, trong lúc khó khăn, nông nghiệp vẫn là trụ đỡ của nền kinh tế. Do đó, phát triển HTX trong nông nghiệp là rất quan trọng với tinh thần lấy nông dân làm trung tâm, nông thôn làm nền tảng, nông nghiệp làm động lực, tiếp tục thành lập và phát triển các HTX trong lĩnh vực nông nghiệp để khắc phục tình trạng manh mún, nhỏ lẻ, chia cắt, tự phát, hướng theo đường chính ngạch, vào thị trường khó tính.

Đoan Phượng

Ngày 30/12/2021 Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 124/2021/TT-BTC

hướng dẫn cơ chế tài chính, quản lý, sử dụng kinh phí Chương trình

hỗ trợ phát triển KTTT, HTX giai đoạn 2021-2025

Đối tượng áp dụng bao gồm: Hợp tác xã (HTX), Liên hiệp hợp tác xã (LHHTX) và các tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng hỗ trợ đáp ứng các tiêu chí cụ thể của từng nội dung hỗ trợ được quy định trong Chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể (KTTT), hợp tác xã (HTX) giai đoạn 2021-2025 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1804/QĐ-TTg. Các cơ quan, tổ chức có liên quan đến thực hiện Chương trình hỗ trợ phát triển KTTT, HTX giai đoạn 2021-2025. Với những thông tin cơ bản:

1- Đối với tổ chức lớp tập huấn, cung cấp thông tin, tư vấn, phổ biến quy định pháp luật về kinh tế tập thể, HTX: Đối với chi tổ chức các lớp tập huấn tập trung sẽ thực hiện theo chế độ chi hội nghị quy định tại Thông tư số 40/2017/TT-BTC ngày 28/4/2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị và các văn bản quy định mức chi cụ thể về công tác phí, chi hội nghị đối với các cơ quan, đơn vị trực thuộc được Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định. Chi thù lao và các khoản chi khác cho giảng viên, báo cáo viên thực hiện theo mức chi thù lao theo quy định đối với giảng viên, báo cáo viên tại Thông tư số 36/2018/TT-BTC ngày 30/3/2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.

2- Đối với nội dung hỗ trợ nâng cao năng lực đối với thành viên, người lao động đang làm công tác quản lý, chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ của các tổ chức kinh tế tập thể (thành viên, người lao động kinh tế tập thể): (1) Chi hỗ trợ đào tạo kinh phí ăn ở cho học viên ít nhất bằng 1,5 lần mức lương tối thiểu vùng/01 khóa đào tạo. Mức chi cụ thể phải được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định phù hợp với khả năng cân đối của địa phương. Trường hợp khóa đào tạo có thời gian dưới 01 tháng thì thực hiện hỗ trợ theo số ngày thực tế tham gia khóa đào tạo (26 ngày/ 01 tháng). (2) Chi bồi dưỡng các thành viên, người lao động tổ chức KTTT tham dự lớp bồi dưỡng được hỗ trợ kinh phí mua tài liệu học tập bắt buộc; hỗ trợ chi phí đi lại từ trụ sở đến nơi học tập (trừ vé máy bay), tiền ăn, tiền thuê phòng nghỉ theo quy định tại Thông tư số 40/2017/TT-BTC ngày 28/4/2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị. (3) Chi phí tổ chức, quản lý lớp học thực hiện theo quy định về chi tổ chức các lớp bồi dưỡng cán bộ công chức, viên chức tại Thông tư số 36/2018/TT-BTC ngày 30/3/2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.

3- Đối với nội dung hỗ trợ đưa lao động trẻ về làm việc tại tổ chức kinh tế tập thể: Mức hỗ trợ lao động trẻ về làm việc tại tổ chức KTTT hàng tháng ít nhất bằng 1,5 mức lương tối thiểu vùng. Mức chi cụ thể phải được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định phù hợp với khả năng cân đối của địa phương.

Thông tư bao gồm 04 chương, 19 điều và có hiệu lực từ ngày 14/02/2022 Bãi bỏ Thông tư số 340/2016/TT-BTC ngày 29/12/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn về mức hỗ trợ và cơ chế tài chính hỗ trợ bồi dưỡng nguồn nhân lực của hợp tác xã, thành lập mới hợp tác xã, tổ chức lại hoạt động của hợp tác xã theo Chương trình hỗ trợ phát triển hợp tác xã giai đoạn 2015-2020./.

Đoan Phượng

TỈNH SƠN LA BAN HÀNH KẾ HOẠCH XUẤT KHẨU SẢN PHẨM

HÀNG HÓA NĂM 2022

Để tiếp tục đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu các sản phẩm của tỉnh; tạo uy tín, nâng cao sức cạnh tranh; xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm của tỉnh và không ngừng gia tăng giá trị hàng hóa tham gia xuất khẩu; duy trì mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm và  tạo thu nhập cho người dân; phấn đấu giá trị hàng hóa tham gia xuất khẩu năm 2022 đạt 174 triệu USD góp phần phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn tỉnh, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa và vùng biên giới. Ngày  12/01/2022, Uỷ ban nhân dân tỉnh Sơn La đã ban hành Kế hoạch số 06/KH-UBND về xuất khẩu sản phẩm hàng hóa năm 2022. Kế hoạch nêu các nội dung, nhiệm vụ cụ thể sau:

(1) Về xuất khẩu sản phẩm trái cây: Số lượng sản phẩm trái cây tham gia xuất khẩu, dự kiến đạt trên 28.370 tấn (tăng 12,9% so với năm 2021). Giá trị tham gia xuất khẩu phấn đấu đạt 33,56 triệu USD (tăng 34,65% so với năm 2021), trong đó, gồm các mặt hàng chủ yếu:

Sản phẩm Xoài: Tham gia xuất khẩu sang các thị trường nước ngoài như Trung Quốc, Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga, Mông Cổ và thị trường trong nước dự kiến đạt 12.000 tấn; giá trị sản phẩm xoài tham gia xuất khẩu dự kiến đạt 5,63 triệu USD.

Sản phẩm Nhãn: Tham gia xuất khẩu sang các thị trường nước ngoài như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, dự kiến đạt 7.350 tấn; giá trị sản phẩm nhãn tham gia xuất khẩu dự kiến đạt 24,12 triệu USD.

Sản phẩm Chuối: Tham gia xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, dự kiến đạt 7.000 tấn; giá trị sản phẩm chuối tham gia xuất khẩu dự kiến đạt 1,47 triệu USD.

(2) Về xuất khẩu nông sản chế biến: Số lượng sản phẩm nông sản chế biến và nông sản khác tham gia xuất khẩu năm 2022 đạt trên 119.600 tấn (tăng 3,35% so với năm 2021); giá trị nông sản chế biến và nông sản khác tham gia xuất khẩu phấn đấu đạt trên 128,9 triệu USD (tăng 3,05% so với năm 2021), trong đó, gồm các mặt hàng chủ yếu:

Sản phẩm Chè: Tham gia xuất khẩu sang các thị trường Đài Loan, Pakistan, Afghanistan, Nhật Bản, dự kiến đạt 10.500 tấn; giá trị sản phẩm chè tham gia xuất khẩu dự kiến đạt 23,5 triệu USD.  

Sản phẩm Cà phê: Tham gia xuất khẩu sang các thị trường EU, Bắc Mỹ, Hoa Kỳ, các nước Trung Đông và ASEAN, dự kiến đạt 30.500 tấn; giá trị sản phẩm cà phê tham gia xuất khẩu phấn đấu đạt trên 70 triệu USD.  

Sản phẩm sắn: Tham gia xuất khẩu sang Trung Quốc, dự kiến đạt khoảng 69.000 tấn; giá trị sản phẩm sắn tham gia xuất khẩu đạt 28,6 triệu USD.

Sản phẩm Cao su: Tham gia xuất khẩu sang các thị trường dự kiến đạt 2.000 tấn mủ cao su sau chế biến; Giá trị sản phẩm cao su tham gia xuất khẩu khoảng 2,9 triệu USD.

(3) Về xuất khẩu sản phẩm khác: Tỉnh Sơn La phấn đấu các sản phẩm khác tham gia xuất khẩu, dự kiến đạt 11,5 triệu USD (tăng 3,01% so với năm 2021), trong đó, gồm các mặt hàng chủ yếu:

Sản phẩm xi măng: Tham gia xuất khẩu sang các thị trường như Lào, Trung Quốc, dự kiến ước đạt 145.000 tấn; giá trị tham gia xuất khẩu khoảng 9,8 triệu USD.

Điện thương phẩm: giá trị điện thương phẩm tham gia xuất khẩu sang thị trường Lào, dự kiến ước đạt 600 nghìn USD.  

Sản phẩm Dệt may: Giá trị tham gia xuất khẩu sang thị trường Ấn Độ, dự kiến ước đạt khoảng 450 nghìn USD.

Để đạt được các mục tiêu Kế hoạch xuất khẩu năm 2022, Uỷ ban nhân dân tỉnh đề ra các giải pháp: (1) xây dựng vùng nguyên liệu phục vụ xuất khẩu; (2) Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu; (3) nâng cao năng lực đơn vị thu gom và tổ chức xuất khẩu; (4) thu hút đầu tư cơ sở sơ chế, chế biến, xuất khẩu. Đồng thời chỉ đạo các Sở, ban, ngành liên quan, cơ quan thông tin đại chúng, UBND các huyện, thành phố chủ trì, phối hợp chặt chẽ trong việc triển khai, thực hiện nhiệm vụ Kế hoạch đề ra.

Đoan Phượng

Kết quả triển khai thực hiện Quyết định số 1818/QĐ-UBND ngày 28/7/2021 của UBND tỉnh Về việc quy định nội dung và mức hỗ trợ đầu tư các cơ sở sơ chế, chế biến, bảo quản sản phẩm Nhãn và nông sản khác năm 2021

          Ngày 07/3/2022 Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành báo cáo số 79/BC-SNN về kết quả khai thực hiện Quyết định số 1818/QĐ-UBND ngày 28/7/2021 của UBND tỉnh Về việc quy định nội dung và mức hỗ trợ đầu tư các cơ sở sơ chế, chế biến, bảo quản sản phẩm Nhãn và nông sản khác năm 2021. Trong đó thông tin cụ thể: Tổng số tổ chức, cá nhân đủ điều kiện hỗ trợ: 658 lượt doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình (Trong đó: Doanh nghiệp: 02 lượt tchc; Hp tác xã: 45lượt tchc; Hộ gia đình: 611 lượt hộ gia đình).Tổng nhu cầu kinh phí: 26.624,176 triệu đồng (Trong đó: Đã nghiệm thu,gii ngân: 15.292,911 triệu đồng; Đã nghiệm thu, chưa giải ngân nhưng đã bốtrí được kinh phí thc hin: 96 triệu đồng; Đã nghiệm thu, chưa giải ngân do chưa được cp kinh phí bsung: 11.235,265 triệu đồng).

 

 
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Thăm nhà sơ chế sản phẩm Tỏi Đen HTX Tây Bắc

Các chính sách hỗ trợ được ban hành kịp thời đã góp phần tạo lòng tin,đồng thuận tham gia của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình; góp phần từng bước ổn định đời sống của người dân và phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh chính trị. Góp phần thay đổi phương thức sản xuất của một bộ phận người dân từ sản xuất theo phương thức truyền thống sang phương thức áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật cho năng suất, chất lượng cao. Thực hiện được mục tiêu tiêu thụ được: 107.390 tấn nhãn. Hình thành được hạ tầng kỹ thuật phục vụ bảo quản, chế biến nhãn và nông sản khác trong các năm tiếp theo, gồm: Kho lạnh: 06 kho; Công ten nơ đông lạnh: 12 công ten nơ; Lò sấy hơi: 660 lò; 3 dây truyền máy móc, thiết bị phục vụ chế biến nông sản.

Bên cạnh những kết quả do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên một số doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình không hoàn thành được công trình xây dựng: kho bảo quản, công ten nơ đông lạnh, lò sấy hơi nhiệt, nhiệt lạnh trong năm 2021 dẫn đến không đủ điều kiện hỗ trợ theo quy định tại Quyết định số 1818/QĐ-UBND ngày 28/7/2021 củaUBND tỉnh. Một số huyện có đối tượng đề nghị được hỗ trợ nhưng không đủ điều kiệnhỗ trợ gồm 03 huyện: Bắc Yên, Phù Yên, Sốp Cộp. Huyện Quỳnh Nhai không có đối tượng đề nghị hỗ trợ.

Minh Hiếu

LIÊN MINH HTX TỈNH TỔ CHỨC HỘI NGHỊ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC NĂM 2022

Ngày 07/01/2022 tại Hội trường Liên minh HTX tỉnh Sơn La, Thường trực Liên minh HTX tỉnh đã phối hợp với Công đoàn cơ sở tổ chức Hội nghị cán bộ công chức, viên chức năm 2022. Hội nghị đã đánh giá kết quả công tác năm 2021, triển khai nhiệm vụ năm 2022. Chủ trì Hội nghị là ông Lê Tiến Lợi – Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh. Hội nghị có mặt của 15/15 cán bộ công chức, viên chức, người lao động trong đơn vị và Quỹ hỗ trợ phát triển HTX tỉnh.

Tại Hội nghị, cán bộ công chức, viên chức, người lao động đã được nghe các báo cáo: Báo cáo tổng kết cơ quan; Báo cáo tài chính năm 2021; Dự toán ngân sách cấp năm 2021; Báo cáo tổng kết hoạt động công tác Công đoàn; Báo cáo kết quả hoạt động của Ban thanh tra nhân dân; Báo cáo công tác thi đua khen thưởng năm 2021. Các Báo cáo đã tập trung đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của Liên minh HTX tỉnh, những kết quả đã đạt được và những tồn tại cần phải khắc phục trong năm tới. Hội nghị cũng bàn các biện pháp triển khai các nhiệm vụ hoạt động trong năm 2022 và được 100% cán bộ công chức, viên chức, người lao động biểu quyết nhất trí.

Phát biểu tại Hội nghị các đồng chí lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức trong đơn vị đã đánh giá cao và ghi nhận những kết quả lãnh đạo của Tập thể Thường trực trong năm 2021, sự đoàn kết, nỗ lực của cán bộ trong cơ quan đã giúp đơn vị hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được Tỉnh ủy, UBND tỉnh giao năm 2021. Đây sẽ là tiền đề để cơ quan tiếp tục triển khai thực hiện công tác năm 20202 hiệu quả và có nhiều đổi mới, khởi sắc.

Hội nghị đã trao Bằng khen, Giấy khen cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong năm 2021 cho các danh hiệu: Chiến sĩ thi đua cơ sở; Lao động tiên tiến; Tập thể lao động xuất sắc, Tập thể lao động tiên tiến và phát động thi đua năm 2022.

Nam Hà

Thông tin về việc  phê duyệt danh sách hợp tác xã tham gia Đề án lựa chọn, hoàn thiện, nhân rộng mô hình Hợp tác xã kiểu mới hiệu quả giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh Sơn La

Ngày 29/12/2021 UBND tỉnh Sơn La ban hành Quyết định số 3254/QĐ-UBND về việc phê duyệt danh sách hợp tác xã tham gia Đề án lựa chọn, hoàn thiện, nhân rộng mô hình Hợp tác xã kiểu mới hiệu quả giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh Sơn La.

Danh sách hỗ trợ bao gồm 05 HTX nông nghiệp tại địa bàn các huyện Yên Châu, Mai Sơn, Bắc Yên, Phù Yên và Mường La (Hợp tác xã Tây Bắc huyện Yên Châu, Hợp tác xã Thanh Sơn huyện Mai Sơn, Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Bảo Lâm huyện Bắc Yên, Hợp tác xã Dịch vụ Nông nghiệp Mường Tấc huyện Phù Yên, Hợp tác xã Hưng Thịnh huyện Mường La).

Nội dung hỗ trợ nhân rộng mô hình Hợp tác xã kiểu mới hiệu quả giai đoạn 2021 – 2025 của UBND tỉnh Sơn La tập trung vào các Mô hình HTX nông nghiệp đảm nhiệm các dịch vụ đầu vào, sơ chếm, chế biến và đầu ra trong chuỗi giá trị nông sản; Mô hình HTX sản xuất sản phẩm OCOP, gắn với du lịch nông thôn, miền núi. Với những nội dung hỗ trợ cụ thể:

1. Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực; Hỗ trợ xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường; Hỗ trợ ứng dụng khoa học, kỹ thuật, công nghệ mới; Hỗ trợ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng và chế biến sản phẩm.

2. Hỗ trợ tiếp cận vốn ưu đãi và Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã.

3. Hỗ trợ ứng dụng khoa học, kỹ thuật, công nghệ mới.

Minh Hiếu

Tổng hợp khó khăn, vướng mắc của các HTX trên địa bàn tỉnh năm 2021

Năm 2021do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 đã tác động lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các HTX trên địa bàn tỉnh và vấp phải những khó khăn cơ bản:

 

 
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

HTX chuẩn bị giống rau màu niên vụ 2022

1- Khó khăn trong vận chuyển, lưu thông hàng hóa: Nhiều tuyến vận tải đi các tỉnh bị hạn chế, lưu lượng vận tải qua các cửa khẩu sụt giảm và siết chặt quản lý dẫn đến giá sản phẩm sản xuất ra giảm; siêu thị, chợ đầu mối hoạt động cầm chừng, giá thành cước vận tải tăng, hàng hóa vận chuyển bị ách tắc, ảnh hưởng rất lớn đến đầu ra thị trường trong nước, xuất khẩu và tác động trực tiếp đến các chi phí phát sinh trong vận chuyển hàng hóa.

2- Tiếp cận hình thức xúc tiến, giao dịch điện tử và các trang mạng trong tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh: Đa số các HTX đóng vai trò trực tiếp sản xuất nên việc tiếp cận các hình thức ứng dụng công nghệ trong giao dịch xúc tiến thương mại như sàn thương mại điện tử, giao dịch online qua mạng như facebook, zalo,… còn chậm và chưa đáp ứng kịp thời.

3- Các nhà máy chế biến nông sản trên địa bàn tỉnh bị ảnh hưởng do dịch bệnh, kéo theo việc thu mua giải quyết bài toán nguyên liệu cho các HTX gặp khó khăn.

4- Việc quảng bá, xúc tiến thương mại thông qua các hình thức hội chợ, triển lãm, tuần hàng nông sản,… không thực hiện được, nên việc xúc tiên thương mại và giao dịch ký kết hợp đồng tiêu thụ bị tác động ảnh hưởng lớn.

5- Doanh thu và thu nhập của các HTX và thành viên hoạt động trong lĩnh vực du lịch, nhà hàng, tín dụng sụt giảm do tác động trực tiếp của tình hình dịch bệnh Covid-19.

6- Một số chính sách hỗ trợ trong tình hình hiện nay không thực hiện được do ảnh hưởng của dịch bệnh như: Các chính sách hỗ trợ xúc tiến thương mại thông qua các Hội chợ, Tuần hàng nông sản,…; chính sách về tập huấn, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho các HTX, Liên hiệp HTX.

Minh Hiếu

LIÊN MINH HTX TỈNH THĂM VÀ TẶNG QUÀ TẾT VÌ NGƯỜI NGHÈO NĂM 2022 TẠI XÃ SẶP VẠT

Thực hiện Quyết định số 1853/QĐ-UBND ngày 30/7/2021 của UBND tỉnh Sơn La về việc phân công các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp phụ trách, giúp đỡ các xã khu vực III trên địa bàn tỉnh Sơn La, giai đoạn 2021-2026; Trong đó Liên minh HTX tỉnh được giao giúp đỡ xã Sặp Vạt, huyện Yên Châu. Liên minh HTX tỉnh Sơn La đã ban hành Quyết định số 96/QĐ-LMT về việc thành lập tổ công tác giúp đỡ xã Sặp Vạt - huyện Yên Châu gồm có 7 đồng chí, thành phần tổ công tác là các đồng chí trong Thường trực, các tổ chức đoàn thể, lãnh đạo phòng chuyên môn. Kết quả trong năm 2021 đã hỗ trợ kết nối HTX Nông nghiệp Xuân Tiến với Công ty phân bón hữu cơ Hà Nội cung cấp phân dùng cho giống xoài tròn bản địa, giúp đỡ HTX tiêu thụ trên 5 tấn xoài tròn Yên Châu; tư vấn cho các HTX trên địa bàn xã hoạt động theo đúng Luật HTX 2012; Khen thưởng biểu dương HTX Nông nghiệp Xuân Tiến và HTX Nà Khái có nhiều thành tích trong việc thực hiện Luật HTX năm 2012. Phối hợp với HTX Phương Nam huyện Yên Châu thăm, tặng quà tết “Vì người nghèo” năm 2022 với số tiền 15 triệu đồng cho 30 hộ nghèo của xã.

 

 
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Liên minh HTX tỉnh thăm và chúc tết xã Sặp Vạt huyện Yên Châu

Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ UBND tỉnh giao, năm 2022 Liên minh HTX tỉnh xây dựng kế hoạch giúp đỡ xã cụ thể theo nhiệm vụ chuyên môn, từng bước giúp đỡ xã phát triển về các mặt như: Cùng với chính quyền xã tiếp tục tuyên truyền những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển và ổn định kinh tế - văn hóa – xã hội, đặc biệt là các chính sách ưu tiên đối với những vùng đặc biệt khó khăn để bà con nhân dân được tiếp thu và hiểu biết. Hướng dẫn các chủ trương, chính sách của Trung ương, của tỉnh về chương trình xây dựng nông thôn mới đưa xã đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2023; Tổ chức 02 Hội nghị sáng lập viên, tư vấn giúp xã thành lập được 01 HTX chăn nuôi hoặc HTX dịch vụ Nông nghiệp, thương mại; kêu gọi các nguồn hỗ trợ kinh phí cho các hộ nghèo, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn xây dựng nhà Đại đoàn kết trên địa bàn xã. Dự kiến trong năm 2022 sẽ thực hiện hỗ trợ xóa 03 - 5 nhà tạm từng bước giúp đỡ các hộ nghèo trong xã ổn định đời sống.

Nam Hà

LIÊN MINH HTX VIỆT NAM TỔ CHỨC KHẢO SÁT ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA HTX ĐỐI VỚI CẤP ỦY, CHÍNH QUYỀN, ĐỊA PHƯƠNG

Ngày 24/02/2022 Ban Chấp hành Liên minh HTX Việt Nam đã ban hành Nghị quyết số 61/NQ-LMHTXVN về tổ chức thực hiện khảo sát, đánh giá mức độ hài lòng của HTX đối với cấp ủy, chính quyền địa phương. Quyết định số 62/QĐ-LMHTXVN ban hành mẫu phiếu khảo sát và quy chế chấm điểm. Thời gian khảo sát từ ngày 10/3/2022-30/3/2022. Phạm vi và đối tượng khảo sát là các HTX thành viên của hệ thống Liên minh HTX Việt trên cả nước với phương thức khảo sát thông qua phần mềm trên máy điện thoại thông minh và máy tính bảng, thời gian công bố kết quả ngày 11/4/2022.

Để triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết, Ủy ban kiểm tra Liên minh HTX Việt Nam đã phối hợp với HTX công nghệ thông tin Huế xây dựng phần mềm khảo sát, đánh giá; phối hợp với Liên minh HTX các tỉnh truyên truyền phổ biến quán triệt Nghị quyết số 61/NQ-LMHTXVN, Quyết định số 62/QĐ-LMHTXVN cho tất cả các HTX thành viên trong hệ thống Liên minh HTX Việt Nam. Tổ chức, hướng dẫn sử dụng và chuyển giao hệ thống phần mềm khảo sát trên APP và Web bằng điện thoại thông minh/máy tỉnh bảng/máy tính, máy tính để bàn có kết nối mạng Internet đối với Liên minh HTX các tỉnh, thành phố và một số HTX thành viên trên cả nước. Ban hành văn bản số 124/LMHTXVN-UBKT ngày 15/3/2022 đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quan tâm, tạo điều kiện, lãnh đạo, chỉ đạo Liên minh HTX tỉnh thành phố thực hiện nghiêm túc Nghị quyết nêu trên.

Căn cứ chỉ đạo của Liên minh HTX Việt Nam, thường trực Liên minh HTX tỉnh Sơn La đã nghiêm túc triển khai thực hiện các bước theo hướng dẫn, giao Ủy ban kiểm tra tham gia tập huấn, lập danh sách, hướng dẫn cho các HTX thực hiện điền theo phiếu điều tra. Đến hết ngày 20/3/2022 Sơn La đã tham gia khảo sát đạt tỷ lệ 41%/tổng số HTX thành viên. Dự kiến sẽ hoàn thành 100% vào cuối tháng 3/2022.

Qua chiến dịch khảo sát chỉ số hài lòng cấp tỉnh năm 2021 giúp cho Liên minh HTX tỉnh, các HTX nhìn nhận sự quan tâm của các cấp trong việc phát triển KTTT, HTX trên địa bàn; giúp cho Liên minh HTX tỉnh nắm được tình hình thực hiện hoạt động, những kiến nghị, đề xuất, tâm tư, nguyện vọng của các HTX thành viên đồng thời khắc phục những tồn tại trong cách quản lý, chuẩn hóa bước đầu cập nhật thông tin dữ liệu để chuẩn bị cho công cuộc chuyển đổi số trong các HTX; giúp các HTX nâng cao kỹ năng tiếp nhận và sử dụng công nghệ nền tảng cơ bản áp dụng vào thực hiện chuyển đổi số, sử dụng thành thạo công nghệ thông tin các giao dịch thương mại điện tử. Quan trọng hơn cả là các bước đánh giá khảo sát giúp Li

Các nội dung liên quan

Các bài mới đăng