Liên kết website
Tiện ích
BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH Thống kê truy cập
Đang truy cập90
Tổng số lượt xem 701753
SƠN LA THỰC HIỆN TÁI CƠ CẤU NÔNG NGHIỆP
Đăng lúc 12-11-2021 15:43:53

THỰC HIỆN TÁI CƠ CẤU, XÂY DỰNG NỀN NÔNG NGHIỆP TOÀN DIỆN THEO HƯỚNG HIỆN ĐẠI SAU 13 NĂM THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 26 Ở TỈNH SƠN LA

Trần Thị Long – Trường Chính trị tỉnh

Nông ngiệp, nông dân, nông thôn có là vấn đề có ý nghĩa chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh quốc phòng; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái.

Đối với tỉnh Sơn La, sau 13 năm thực hiện nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy BCH Trung ương khóa X về nông ngiệp, nông dân, nông thôn,hoạt động sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đã có những bước chuyển biến tích cực.

Sản xuất nông lâm nghiệp và thủy sản đã được các cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện bước đầu có hiệu quả.Nhận thức củả các doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ chức, cá nhân về nông nghiệp hiệu quả, bền vững được nâng lên.Tạo ra mối quan hệ tác động giữa phát triển lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất, trong đó coi trọng việc tiếp tục ứng dụng mạnh hơn khoa học, công nghệ vào sản xuất, bảo quản và chế biến; gắn với việc hoàn thiện mối quan hệ phân phối lợi ích để phát triển sản xuất, chế biến nông sản, thủy sản ứng dụng công nghệ cao theo hướng nâng cao chuỗi giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Nhiều cơ chế chính sách mới được ban hành, khuyến khích doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư vào sản xuất, bảo quản, chế biến nông sản áp dụng các quy trình sản xuất nông nghiệp tốt, ứng dụng công nghệ cao vào một số khâu của sản xuất như ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm, nhà lưới, nhà kính, sử dụng một số giống cây trồng nuôi cấy mô, ứng dụng công nghệ sinh học trong xử lý chất thải chăn nuôi... Kinh tế nông nghiệp phát triển theo quan điểm sản xuất hàng hoá gắn với công nghiệp chế biến, khai thác tốt tiềm năng lợi thế của tỉnh; tăng cường thâm canh, tăng vụ, ứng dụng các giống mới và các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Giá trị tăng thêm khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2008 {theo giá so sánh 1994) mới đạt 3.388 tỷ đồng, đến năm 2020 giá trị tăng thêm {theo giá so sánh năm 2010) đạt 7.575 tỷ đồng; Cơ cấu kinh tế nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản năm 2008 chiếm 45,87% trong tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh, đến năm 2020 giảm còn 25,27%. Chuyển dịch cơ cẩu trong nội bộ ngành nông nghiệp theo hướng tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi, nuôi trông thuỷ sản, giảm tỷ trọng ngành trông trọt; tuy nhiên, trồng trọt vẫn là ngành chiếm tỷ trọng tương đối cao trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh (Tỳ trọng ngành nông-nghiệp năm 2008, ngành trồng trọt chiêm tỷ trọng 76,3%, chăn nuôi 22,8%, dịch vụ: 0,9%; năm 2020, ngành trồng trọt chiếm tỳ trọng 57,8%, chăn nuôi 32,3%), dịch vụ: 9,9%)). Kết quả cụ thể như sau:

  • Phát huy lợi thế về đất đai, khí hậu, tỉnh đã hình thành các vùng sản xuất cây cồng nghiệp, cây ăn quả tập trung theo hướng đầu tư chiều sâu nâng cao năng suất và chất lượng sản phâm, nâng cao hiệu cuả sản xuất, phát triển quy mô diện tích theo quy hoạch gắn với công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ. Đã đưa vào khảo nghiệm và mở rộng một số giống cây ăn quả có giá trị kinh tế thích nghi với điều kiện tự nhiên của tỉnh; chú trọng đầu tư thâm canh tăng năng suất, phát triển thành vùng nguyên liệu tập trung như cà phê, chè, cây ăn quả, dược liệu... ngày càng mang lại hiệu quả cao cho người sản xuât. Nhờ việc ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất các sản phẩm nông nghiệp đã làm tăng giá trị của 1 ha đất như giá trị sản xuất quả trung bình: Bơ: 218,9 triệu đồng/ha; Thanh long: 225,5 triệu đồng/ha; Nhãn ghép: 226,5 triệu đồng/ha; Mận hậu: 228,2 triệu đồng/ha; Xoài ghép: 262,4 triệu đồng/ha; Hồng giòn: 293,6 triệu đồng/ha; Na: 356,7 triệu đồng/ha; Dâu tây: 414,5 triệu đồng/ha…

Năm 2020, diện tích gieo trồng cây hàng năm: 213.041 ha, trong đó diện tích cây lượng thực có hạt: 136.866 ha, sản lượng cây lượng thực cỏ hạt: 563.184 tấn; diện tích cây lâu năm: 108.897 ha. So với năm 2008 diện tích gieo trồng cây hàng năm giảm 12,6%; Diện tích cây lương thực có hạt giảm23,2%; Diện tích cây lâu năm tăng 227,6%.

Toàn tỉnh đã được cấp 181 mã số vùng trồng, diện tích 4.701,84 ha cây ăn quả phục vụ xuất khẩu. Đã bước đầu thực hiện cơ giới hóa sản xuất bằng việc đưa máy móc vào sản xuất, thu hoạch sản phẩm như sử dụng máy cày, máy gặt, phương tiện ô tô vào việc chở các nông sản đến nơi tiêu thụ. Thực hiện cơ giới khâu làm đất cơ bản đã đạt được 100% đối với một số cây trồng như mía, cao su, chè; trên 50% đối với một số cây trồng như: Lúa, sắn, ngô, cà phê. Trong khâu chăm sóc, bảo vệ thực vật lúa và các cây trồng khác đạt- trên 40%; khâu thu hoạch chiếm trên 80% đối với chè (sử dụng máy cắt chè). Hệ thống tưới (nhỏ giọt, phun...) tiết kiệm nước; 1.234 ha cho các loại cây trồng: Hoa, nấm, cà phê, chè, mía, rau các loại, cây ăn quả. Nhà lưới, nhà kính: 53,21 ha phục vụ cho sản xuất rau các loại.

  • Đã hình thành các vùng nguyên liệu phục vụ các cơ sở, nhà máy chế biến nông sản trên địa bàn tỉnh như: Vùng nguyên liệu ngô phục vụ khoảng 700 cơ sở tách hạt, sẩy ngô, nghiền ngô và 01 nhà máy chế biến thức ăn gia súc; vùng nguyên liệu mía phục vụ Nhà máy mía đường Sơn La; vùng nguvên liệu sắn phục vụ 2 nhà máy chê biến tinh bột sắn, khoảng 1.000 cơ sở sơ che sắn; vùng nguyên liệu chè phục vụ 27 cơ sở, nhà máy chè trên địa bàn tỉnh; vùng nguyên liệu cà phê phục vụ 2 cơ sở chế biến sâu cà phê, 5 cơ sở sơ chế cà phê nhân theo quy mô công nghiệp và các cơ sở sơ chế, chế biến cà phê thóc nhỏ lẻ, quy mô hộ gia đình; vùng nguyên liệu cao su phục vụ Nhà máy chế biến cao su 28/10; vùng nguyên liêu rau, quả phục vụ 04 cơ sờ, nhà máy chế biến rau, quả trên địa bàn tỉnh. Diện tích cây trồng áp dụng sản xuất nông nghiệp tốt (VIETGAP, an toàn, hữu cơ…) đạt 17.538 ha.
  • Hoạt động chăn nuôi được quan tâm phát triển toàn diện cả về quy mô và cơ cấu, từng bước chuyển hướng đầu tư theo chiều sâu, nâng cao chất lượng đàn gia súc, gia cầm, tăng quy mô hàng hóa trong cơ cấu phát triển. Phát triển chăn nuôi theo mô hình trang trại, mở rộng mô hình doanh nghiệp, HTX liên kết với các hộ gia đình…

Những kết quả đạt được cho thấy việc

Các nội dung liên quan

Các bài mới đăng